Xuất bản sách - Thành công theo Mục đích Đúng

Xuất bản Sách - Con đường thành công của Doanh nhân

Hướng dẫn xuất bản sách thành công...

Tự xuất bản sách - Một sự bắt đầu!

Đăng ký Bản quyền Tác giả như thế nào?

Các bước chuẩn bị để viết một quyển sách hay hơn

Showing posts with label thay đổi thói quen thay đổi cuộc đời. Show all posts
Showing posts with label thay đổi thói quen thay đổi cuộc đời. Show all posts

Wednesday, August 4, 2021

 

Tại sao cần phải đọc cuốn sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời”?

 

Điều này xuất phát từ một trong những lý do quan trọng tôi đã nghiên cứu. Hầu hết những người học phát triển bản thân thường có một giai đoạn rất bấp bênh. đó là giai đoạn một người không biết gì về phát triển bản thân hoặc hoặc phát triển kinh doanh cả, đột nhiên họ gặp một hoàn cảnh nào đó thúc đẩy. Họ tìm gặp các diễn giả phát triển bản thân, những nhà đào tạo, phát triển bản thân hoặc thậm chí họ tham gia vào mô hình kinh doanh.

 


Trong mô hình kinh doanh đó dạy thứ được gọi là phát triển bản thân. Hãy đến với khái niệm self-help – phát triển bản thân. Nó không chỉ tồn tại trong sách mà còn tồn tại từ mọi thứ trong cuộc sống và chúng ta không bắt gặp nó ở nhà trường. Người ta thường hay nói đến các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, hay kỹ năng thuyết trình,… chúng cũng chỉ là những kỹ năng mềm - soft-skills. Nó khác với hard-skills - là những kỹ năng làm việc. Soft-skills là những kỹ năng về con người, nhưng chúng không là gì so với self-help. Đó là một phần rất nhỏ, rất nhỏ của self-help được đưa vào trong giáo dục như là một dạng kỹ năng mềm, chứ nó hoàn toàn không phải là self-help.Thứ hai nữa, người ta thường hay nghĩ sai về self-help. Self-help là những thứ như phát triển tư duy, giúp lên động lực, lên tinh thần thôi nhưng thật ra nó không giúp ích gì về cuộc sống, đó là một khái niệm hoàn toàn sai lầm.

 

Vậy thì trong muôn ngàn những bước đi như vậy, chúng ta sẽ đi như thế nào để self-help thành công? Có rất nhiều người đi vào phát triển bản thân và những ước mơ, giống như là “Think big” của Donald Trump - một trong những người có khái niệm “Cứ nghĩ lớn và cứ làm lớn”. Nhưng đôi khi, nó chỉ ứng dụng được với Donald trump thôi. Đây là một trong những thứ chỉ ứng dụng với ông ta thôi. Bởi vì chỉ có ông mới có cơ hội “Nghĩ lớn làm lớn”. Có những người nghĩ lớn ra, họ bắt đầu đầu tư, nó có nguy cơ sụp đổ ngay, vì cuộc sống không hề đơn giản. Có một số người có mục tiêu theo mô hình “Smart Goal” - đặt mục tiêu thông minh: sau khi đạt được mục tiêu thì đi tiếp. Còn có một số người theo mô hình về hành động, cứ làm, trải nghiệm kinh nghiệm và làm ra được kết quả.

 

Hầu hết những mô hình đó đều tốt nhưng chúng cũng bị lỗi. Có nghĩa là đến một lúc nào đó, mô Hhình đó sẽ bị lỗi thời. Không chỉ cho chính bản thân người thực hiện nó mà lại có thể sẽ bị lỗi thời đối với nhiều người khác. Nhưng có một mô hình không bao giờ lỗi thời. Đó là mô hình “Thói quen thành công”. Tại sao nó không lỗi thời? Bởi vì thói quen thành công gắn liền với tính cách và số phận của con người.

 

Điều kỳ lạ là, hầu hết tất cả những mô hình đều quy về thói quen cả. Có nghĩa là sẽ có hai trường phái như thế này. Trường phái thứ nhất là những người đi từ thất bại đến thành công, đến một lúc nào đó họ sẽ tạo nên một thói quen thành công bền vững. Ví dụ như những người theo tài chính, họ cũng có thói quen thành công về bền vững tài chính. Những người về kinh doanh phải kinh daonh đến một cấp độ nào đó thuần thục. Những người làm nghề đầu bếp, họ phải đạt được cấp độ nào đó như chuyên gia nấu ăn. Hoặc thậm chí một tác giả, một nhà văn phải đạt được cấp độ viết mỗi ngày. Hoặc là diễn giả phải đạt được các cấp độ diễn thuyết hàng ngày, hàng tuần. Nói tóm lại, tất cả chúng ta đến một điểm nào đó, đều làm một cái gì đó theo thói quen nó mang tính chất hiệu quả mà thậm chí không cần phải suy nghĩ. Đó là lý do tại sao đó là con đường đi từ thấp đến cao. Ngược lại, đối với những người đã thành công rồi, họ nhận ra là họ có những thói quen thành công bền vững. Và đôi khi họ còn không tự nhận thức được điều đó. Chính những thói quen đó đã giúp họ trở nên thành công.

 

Đó là lý do tại sao mô hình thành công là mô hình dành cho mọi người và nó không phân biệt các đối tượng. Chỉ khi đến nào có thói quen thành công, bạn mới đạt được cấp độ thành công trong công việc đó. Còn nếu chưa đến thói quen thành công thì bạn cần phải rèn luyện thêm nhiều. Điều đó được gọi là “Chủ nghĩa hiệu quả” - hay được gọi là chủ nghĩa của ông Stephen Covey, khi ông ta viết quyển “7 thói quen để hiệu quả”.

 

Có ít nhất 3 chủ nghĩa chúng ta đã từng đi qua: chủ nghĩa hành động, chủ nghĩa kết quả và chủ nghĩa hiệu quả. Chủ nghĩa hành động có nghĩa là, chúng ta làm một điều gì đó, chúng ta học hỏi từ nó và chúng ta có được kết luận nó đúng hoặc sai để đi tiếp. Chủ nghĩa kết quả là chủ nghĩa quyết tâm tạo ra kết quả tốt, nhưng đôi khi cũng có kết quả xấu. Còn chủ nghĩa hiệu quả nhắm tới chỉ có kết quả tốt. Nếu chúng ta làm điều đó nhiều trên nguyên tắc đó thì chỉ có thể ra được kết quả tốt, ít hoặc nhiều chứ không thể ra kết quả xấu được. Đó là lý do tại sao “7 thói quen để hiệu quả” là một trong những quyển sách self-help - phát triển bản thân -  hàng đầu trên thế giới.

 

Từ mô hình nghiên cứu đó, tôi ra đời cuốn sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời”. Đó chính là sự khác biệt với Stephen Covey trong mô hình 7 thói quen để hiệu quả, ông ta có một chủ nghĩa hiệu quả dựa trên nguyên tắc, và vì thế phải thực hiện thói quen. Nhưng điều quan trọng nhất là bản thân của thói quen cũng cực kỳ quan trọng để dẫn đến hiệu quả trong bất kỳ lĩnh vực gì. Không nhất thiết là 7 thói quen, có thể có rất nhiều những thói quen khác ngoài 7 thói quen. Giống như những thói quen của một nhà văn thì cần phải viết hàng ngày. Đó cũng là một thói quen. Và chúng ta không đánh giá cao việc đó. Nhưng mỗi người trong lĩnh vực khác nhau sẽ có những thói quen khác nhau, tạo ra hiệu quả khác nhau. Và đó là lý do tại sao tại sao quyển sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” nên là quyển sách self-help đầu tiên mọi người nên đọc.

 

Anh có những trăn trở gì khi tạo ra quyển sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” không?

Một trong những đắn đo hay nói cách khác một trong những trăn trở đó chính là, làm sao cho quyển sách này trở nên bình dân hóa Mf vẫn thể hiện được tinh thần nguyên tắc hóa ở trong đó. Làm thế nào để chúng ta biết rằng, bản thân của vũ trụ là một nguyên tắc và vận hành theo tính chất thói quen. Chúng ta hình dung những nguyên tắc chính là những thói quen của vũ trụ. Và những thói quen đó chúng ta sẽ có thể bắt gặp hàng ngày. Đơn giản là, mỗi buổi sáng khoảng 5-6h thì mặt trời sẽ bắt đầu mọc. Không thể có chuyện ngày mai đâu đó khoảng 9 giờ, mặt trời mới mọc. Và nếu như ngày mai thế giới vẫn chưa kết thúc thì khả năng là chúng ta có thể tiên đoán được ngày mai mặt trời cũng sẽ mọc vào khoảng thời gian như cũ. Tương tự như vậy, ở một nhiệt độ bình thường thì chúng ta sẽ đun nước sôi ở khoảng 100 độ. Việc của chúng ta không phải là ước mong nước sẽ sôi, việc của chúng ta là cứ đun, đó là một trong các nguyên lý cuộc sống. Vậy, khi chúng ta đã nắm nguyên lý, câu chuyện sẽ trở nên rất dễ dàng. Còn nếu không nắm nguyên tắc thì một là chúng ta sẽ không bắt đầu, hai là khi chúng ta làm thì chúng ta sẽ luôn nghi ngờ.

 

Vậy thì để làm thế nào để truyền tải những nguyên lý của vũ trụ, nguyên lý của con người, những nguyên tắc của tự nhiên, những quy luật muôn đời của nhân loại và những quy luật về luật pháp, những quy luật về tư tưởng cho những người bình dân nhất? Bởi vì khi nói rằng đây là quyển sách self-help đầu tiên mọi người đều nên đọc thì làm sao những nguyên lý đó cũng dành cho những người đầu tiên bước vào. Và đây là một quá trình trăn trở, cho đến khi tôi tìm ra được một phong cách viết, hay được gọi là style of writing có thể diễn tả những đều được viết trong quyển sách một cách bình dân nhất, nhưng vẫn diễn tả được những bất biến của Vũ Trụ. Đó là lý do tại sao quá trình trăn trở được giải quyết cho đến khi quyển sách được ra đời. Cuối cùng, nó cũng được ra đời dựa trên một văn phong rất đơn giản, dễ hiểu.

 

Quyển sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” đã có những feedback, những cảm nghĩ gì từ độc giả không?

 

Đối với cuốn “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” được hầu hết độc giả đánh giá tích cực. Tuy không phải là quá tích cực nhưng nó gần như là không có tiêu cực. Tức là ví dụ như đánh giá hay, nội dung viết tốt, mặc dù hơi lòng vòng. Họ đánh giá là vòng vòng vì lý do ở trên như tôi có nói đến. Khiệc chúng ta phải diễn tả một gì đó rất sâu sắc nhưng lời văn diễn tả phải hết sức bình dân. Cho nên, chúng ta thường hay nói lại điều mình đã từng nói.Nhưng  quan trọng nhất sau khi lòng vòng giúp ta hiểu được lý do nguyên tắc. Sau tất cả, những thứ được gọi là thói quen không phải chỉ là thói quen của con người, vũ trụ vẫn có thói quen. Luật pháp cũng chỉ là thói quen. Có nghĩa là nếu như chúng ta nhận tín hiệu đèn đỏ, đi đến đèn đỏ chúng ta sẽ dừng lại. Hay ví dụ như luật pháp, mọi người làm theo luật pháp, thi hành luật pháp cũng là một dạng của thói quen. Cho nên người ta nói, nguyên tắc là luật pháp, luật pháp của tự nhiên. Nói chung, feadback đều tích cực, gần như không có tiêu cực.

 

Theo anh, những ai cần đọc cuốn sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời”?

 

Tất cả mọi người muốn phát triển bản thân và tất cả mọi người muốn chia sẻ phát triển bản thân cho người khác. Đó là những người nên đọc ngay. Thứ nhất, tất cả những người mới bước chân vào lĩnh vực phát triển bản thân, như tôi đã chia sẻ ở trên câu hỏi đó. Nó có 2 dạng, dạng thứ nhất là những người dùng những mô hình nhưng nó sẽ không hiệu quả hoặc là đến một lúc nào đó sự mô hình đó nó sẽ lỗi thời. Mô hình “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” - hay gọi là mô hình thói quen, mô hình hiệu quả là một mô hình cực kỳ bền vững. Bền vững như thói quen. Cho nên tất cả mọi người nên đến mô hình này đầu tiên, rồi sau đó chúng ta sẽ tiếp cận đến những mô hình khác. Hơn là chúng ta tiếp cận đến những mô hình khác rồi mới đến mô hình thói quen. Khi chúng ta tiếp cận mô hình thói quen xong, chúng ta sẽ rất dễ dàng tiếp cận đến những mô hình khác, và từ những mô hình khác rất dễ dàng. Đó là những người mới bắt đầu vào lĩnh vực phát triển bản thân. Còn những người không muốn phát triển bản thân thì chúng ta không bàn. Những người không muốn phát triển bản thân thì khả năng cao là họ cũng không đọc sách. Cho nên cũng không phải là độc giả tôi nhắm tới cho cuốn sách nữa. Thị trường sách chúng tôi làm ra phục vụ thị trường rất rõ ràng, đó là thị trường dành cho những người muốn phát triển bản thân và thị trường của những người muốn phát triển kinh doanh. Nói tóm lại là thị trường của những người tăng trưởng.

 

Và tôi tin rằng thị trường này là một trong những thị trường tất cả mọi người đều nên bước vào. Chúng tôi có tuyên ngôn không phục vụ thị trường của những người không muốn tăng trưởng. Thật ra thì thị trường dành cho những người không muốn phát triển có rất nhiều. Đó là thị trường giải trí, thị trường nghệ thuật, như các nền tảng xã hội Facebook, Tik Tok,… rất nhiều. Và tôi công nhận rằng đó là một thị trường rất lớn tại Việt Nam. Nhưng chúng tôi không chạy theo doanh số, tức là chúng tôi không chạy theo lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Mục tiêu quan trọng nhất tại Hoàng Gia là hướng đến sự phát triển. Đó là lý do tại sao chúng tôi tìm kiếm những người muốn phát triển, những người đang trên đường phát triển và những người đã phát triển muốn chia sẻ sự phát triển cho những người khác.

 

Thứ hai là những đối tượng muốn đọc ngay, đó chính là những người muốn chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân ra bên ngoài. Bao gồm những doanh nhân đã thành công, những chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bản thân, những nhà đào tạo. Mỗi người trong họ đều có một mô hình để trở nên thành công. Nhưng tất cả các mô hình đó, chung quy lại cuối cùng cũng sẽ phải biến cho những người thực hiện mô hình đó trở thành thói quen. Còn nếu không biến họ trở thành thói quen thì không có cách nào chuyển hóa được, transform được và cũng không có cách nào tạo ra một sự biến đổi thật sự. Nếu như vậy, nó cũng chỉ là tạm thời, nó không thể mang tính chất dài hạn. Cho nên hai đối tượng hoạt động cần phải đọc cuốn sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” là những người mới vào bước vào lĩnh vực phát triển bản thân, thứ hai là những người muốn chia sẻ các kế hoạch phát triển bản thân.

 

Cuốn sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” sẽ giải quyết được vấn đề gì cho đọc giả?

 

Vấn đề về thành công, vấn đề về thay đổi cuộc đời. Nó chính xác sẽ giải quyết ba vấn đề lớn. Vấn đề thứ nhất y như tựa sách, đó chính là vấn đề về thay đổi cuộc đời. Đây là vấn đề rất lớn dành cho mọi người. Thứ hai là vấn đề thành công bền vững. Sau quyển sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” có một tổ hợp 10 thói quen thành công để bền vững, là một mô hình thành công không chỉ là thành công còn là thành công bền vững. Thứ ba là nó giải quyết vấn đề thế nào thế nào được gọi là thành công? Rốt cuộc là thành công là gì? Đầu tiên là giải quyết về vấn đề thay đổi cuộc đời, có nghĩa là duy trì những thói quen thay đổi cuộc đời. Tại sao phải là thay đổi mà không phải là tạo ra? Bởi vì thói quen thì mỗi người đều có. Một số người tự hỏi: Tại sao phải từ bỏ thuốc lá, tại sao phải cai thuốc lá? Thực ra, không nên gọi là cai thuốc lá. Chúng ta chỉ thay đổi thói quen hút thuốc thành thói quen không hút thuốc thôi. Chúng ta chỉ thay đổi từ việc đã hút thuốc trở thành thói quen làm gì đó không phải là hút thuốc. Hay ví dụ như, tại sao phải đọc sách? Chúng ta bắt đầu từ ngày này qua ngày khác không đọc sách thì đó cũng là một thói quen. Có những người mỗi ngày dành đọc một cuốn sách cũng là một thói quen. Vậy, thật ra chúng ta đã sống với thói quen rất nhiều rồi. Mọi người đều sống với nó. Vấn đề là chúng ta phải chắt lọc lại, chúng ta tái định nghĩa lại, đâu là thói quen chúng ta nên giữ. Đâu là thói quen chúng ta cần thay đổi bằng một thói quen mới ngược lại với thói quen cũ. Và đâu là thói quen mới phải hình thành. Lúc đó, cuộc đời của chúng ta sẽ thay đổi. Ngày xưa, cuộc đời của chúng ta cứ trôi đi theo một kiểu thói quen nó điều khiển chúng ta. Cho nên, đằng nào chúng ta chả bị chi phối bởi thói quen đó.

 

Đó là lý do tại sao những nhà văn chuyên về viết, diễn giả thì chuyên về nói, những người làm kinh doanh chuyên làm giàu. Mỗi người sống trong thế giới thói quen của họ liên tục. Vấn đề là chúng ta không tự nhận thức mình với các thói quen, chứ không phải là chúng ta không có. Vậy thì quay trở lại cuốn sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời”, nó giải quyết vấn đề thứ nhất, đó chính là chúng ta bắt đầu kế hoạch thay đổi cuộc đời dựa trên thay đổi những thói quen của 3 bước. Bước thứ nhất là giữ lại thói quen tốt, bước thứ hai thay đổi thói quen cũ tức là thói quen không tốt trở thành thói quen tốt, bước thứ ba là hình thành những thói quen mới chúng ta gọi là tốt. Vấn đề thứ hai đó chính là thành công bền vững. Có một số người đã nói rằng giờ có thực hiện việc một cách lộn xộn cũng thành công. Nhưng thật ra thực hiện lộn xộn chỉ tạo ra kết quả nhất thời, không thể tạo ra hiệu quả được . Hiệu quả là những thứ chúng ta đã làm có kết quả tốt và chúng ta có thể nhân bản cho người khác. Đó là lý do tại sao có rất ít người thành công nhưng họ không trở thành người chia sẻ được. Vì mô thức thành công hai con đường thành công nó không dựa trên nguyên tắc. Nếu không dựa trên nguyên tắc đó thì chúng ta chia sẻ ra sẽ lộ ra nhiều việc mánh khóe tiêu cực. Chưa chắc một người có thể kiếm là những đồng tiền tốt. Họ thành công dựa trên việc đạp người khác xuống thì đâu thể chia sẻ mô hình thành công đó được. Đó là sự thành công chúng ta đạt được nhưng chúng ta không thể chia sẻ bởi vì nó không dựa trên những nguyên tắc bền vững, hay không dựa trên những kiến thức nền tảng. Và chính vì vậy nó không nhân bản ra những người tiếp theo. Đó cũng là vấn đề thứ ba.

 

Vậy thành công thực sự là gì? Thành công thực sự là chúng ta làm ra một gì đó được kết quả. Chúng ta nguyên tắc hóa nó ra và chúng ta có thể nhân bản lại cho những người khác được. Đó mới được gọi là thành công bền vững. Hay nói cách khác, thành công phải có tính chất văn hóa, có tính chất chia sẻ được cho những người khác và những người khác có thể đạt được nhữngkết quả như chúng ta. Đó là một mô hình nó áp dụng không chỉ cho chính mình là thay đổi cuộc đời. Sau khi chúng ta đã thành công, thì chúng ta có thể chia sẻ cho những người khác để chúng ta có thể giúp cả xã hội đi lên. Tức là một người thành công có thể kéo cả một đội quân đi theo, không phải đạp luôn nhiều người khác xuống. Đây là hai con đường đi khác nhau hoàn toàn. Dù nó có thể tạo nên sự thành công cho cá nhân nhưng nó sẽ tạo ra một sự thất bại thảm hại cho xã hội.

 

Vậy nên, mô hình “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời” thành công dựa trên nguyên tắc và khi đã thành công rồi, chúng ta có thể chia sẻ cho những người khác nó tạo nên văn hóa thành công. Và qua đó chúng tôi chia sẻ một điều là, văn hóa đọc sách là một trong những văn hóa nền tảng nhất. Bất kỳ một loại văn hóa nào khác cần phải được xây dựng nên trên văn hóa đọc sách. Tìm đọc quyển sách “Thay đổi thói quen - Thay đổi cuộc đời”, chúng tôi đã chia sẻ những thông điệp sâu hơn, những bài học sâu hơn và những kết quả sâu hơn dành cho độc giả.

(Hanna - Royal Reporter)

 

Mọi chi tiết liên hệ:

Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn

Hotline: 0902467524

Email: trantrungkien@danhnhan.nethoixuatban@gmail.com

Website: www.trantrungkien.comwww.hoixuatban.com

 

 

ĐỌC NHIỀU